Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến


LH ĐẶT MÁY TOÀN QUỐC:

HOTLINE:

0978.259.259

0912.816.845

Thống kê

+ Tổng số lượt truy cập: 2900234

+ Tổng số xem trong tháng: 3456

+ Tổng số xem trong ngày: 3456

+ Đang trực tuyến: 406

Đối tác - Khách hàng
16:10, 30/08/2015

Du thuyền siêu hạng sang Freedom Ship 10 tỷ USD


Dự án có tên là Freedom Ship International chính là đứa con tinh thần của kỹ sư Norman Nixon, ở quận Sarasota, bang Florida, Mỹ.
Quay trở lại những năm chín mươi, một nhóm các nhà thiết kế đã bắt đầu lập kế hoạch cho một “thành phố nổi” có sức chứa từ 50.000 đến 100.000 người với các cửa hàng thời trang, nhà hàng sang trọng cùng với đầy đủ những công trình tiện nghi khác. “Thành phố nổi” này sẽ đi chu du khắp thế giới và để cho các cư dân ở đây được hoàn toàn hưởng thụ một cuộc sống trên biển.

Bản thiết kế “thành phố nổi” Freedom Ship có giá trị 10 tỷ đô la. Với tổng khối lượng lên đến 2,7 triệu tấn Freedom Ship trở nên “quá khổ” để có thể cập bến, theo đó, siêu du thuyền sẽ dành toàn bộ thời gian trên biển, đi vòng quanh thế giới hai năm một lần và chạy bằng năng lượng mặt trời và sóng.

Siêu du thuyền có đủ chỗ cho 50.000 cư dân sống thường xuyên trong 25 tầng với đầy đủ các cơ sở hạng tầng cần thiết cho cuộc sống như các trường học, bệnh viên, các phòng trưng bày nghệ thuật, cửa hàng, công viên, sòng bạc…

“Thành phố nổi” Freedom Ship thậm chí còn có cả một sân bay trên nóc du thuyền, với một đường băng phục vụ  máy bay tư nhân loại nhỏ và các máy bay thương mại có sức chứa 40 hành khách mỗi lần di chuyển.

Dự án có tên là Freedom Ship International chính là đứa con tinh thần của kỹ sư Norman Nixon, ở quận Sarasota, bang Florida, Mỹ. “Ngay khi chúng tôi nhận được tin ‘anh chàng’ này được xây dựng, chúng tôi sẽ nghỉ hưu và sống ở trên đấy hai năm”, kiến trúc sư Nixon khoe với NPR (một tổ chức truyền thông phi lợi nhuận của Mỹ) vào năm 2002. Nhưng đáng tiếc rằng điều này đã không bao giờ có thể xảy ra, dự án đầy tham vọng mặc dù đã đấu tranh để thu hút các nguồn đầu tư mạo hiểm nhưng đã bị bỏ quên sau cuộc khủng hoảng tài chính, và kiến trúc sư Nixon đã không thể hoàn thành được dự định của mình trước khi qua đời vào năm 2012.

Tuy vậy, Roger Gooch, một thành viên của nhóm làm việc ban đầu với kiến trúc sư Nixon, gần đây đã cảm nhận được một sự thay đổi trong nền kinh tế và quyết định thử làm sống lại ý tưởng này. Ông Gooch, 60 tuổi, là một nhà tiếp thị đã được qua đào tạo (ông từng làm chủ một công ty bảo hiểm và làm việc trong ngành du lịch), do đó ông nghĩ rằng mình có thể làm được tốt nhất những gì có thể và mang ý tưởng này đến với một số tờ báo. Sau một vài cuộc phỏng vấn, ý tưởng này đã được mang trở lại với ánh đèn sân khấu một lần nữa vào tháng 11 năm 2013 khi nhiều đài phát thanh ở Mỹ chọn nó để mang lên sóng.

Báo chí rất quan trọng, ông Gooch giải thích, khi một công ty cần phải vượt qua rào cản lớn nhất của họ - mà thực tế ở ngay đây luôn chính là chi phi quá lớn của dự án Freedom Ship, kiến trúc sư ước tính rằng dự án sẽ cần một khoản ngân sách từ 9 đến 10 tỷ đô la, nhưng ông nói rằng nó sẽ mang về một khoản lợi nhuận tốt khi được đầu tư.

Theo kế hoạch “thành phố nổi” sẽ di chuyển từ bờ biển phía đông của Mỹ qua Đại Tây Dương đến châu Âu, vào Địa Trung Hải rồi qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, vùng biển Úc, Đông Á, Thái Bình Dương rồi kết thúc hành trình ở bờ biển Bắc Mỹ.

Nếu hoàn thành, “thành phố nổi” sẽ có bề ngang khoảng 225m, cao 107m và dài 1370m, dài gấp 4 lần du thuyền Queen Mary 2 nổi tiếng với chỉ 345m chiều dài. Các du khách và cư dân ở đây có thể rời Freedom Ship bằng máy bay hoặc thuyền nhờ có một bến tàu được thiết kế ở phía sau.

Ngoài 50.000 cư dân sống thường xuyên, Freedom Ship sẽ còn có chỗ cho khoảng 30.000 du khách đến thăm mỗi ngày, 20.000 thuyền viên và 10.000 khách qua đêm.

Sân bay ngay trên nóc du thuyền được sử dụng để chuyên chở hành khách đồng thời cũng là nơi tiếp tế các vật dụng cho du thuyền. Máy bay có thể cất cánh và hạ cánh ngay khi con tàu đang di chuyển.

Bản vẽ cho thấy mặt cắt ngang của siêu du thuyền.

Bên trong “thành phố nổi” chính là một khu kinh tế của riêng mình, với hàng chục nghìn người làm việc trong các cửa hàng, quán bar, và các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình đa dạng khác, cùng với đó, tất cả mọi người trên tàu phải trả một khoản phí duy trì để hỗ trợ bảo dưỡng cơ sở hạ tầng như dịch vụ an ninh và lính cứu hỏa.

Nhờ nhận được sự chú ý, ông Gooch cho biết, một số nhà đầu tư tư nhân đã liên lạc với ông để biết thêm về ý tưởng, mặc dù chưa có một công ty nào mạo hiểm đặt vốn đầu tư cho đến nay.

Freedom Ship hiện vẫn chỉ là ý tưởng cho đến thời điểm hiện tại. Công ty Freedom Ship International hy vọng có thể huy động được khoảng 1 tỷ USD để bắt đầu xây dựng con tàu nặng 2,7 triệu tấn này. Công ty cho biết sau một thời gian gián đoạn, ý tưởng đã nhận được sự quan tâm lớn và họ đang hy vọng sẽ nhanh chóng huy động được số vốn trên.